Đại hội Chi hội Hãng phim truyện Việt Nam diễn ra trong không gian tạm bợ, xập xệ - Ảnh: ANH VŨ
Theo đạo diễn Bùi Trung Hải, tại đại hội này, các nghệ sĩ, cán bộ đã cùng ký vào đơn gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tổng Thanh tra Chính phủ.
Từ 2018 tới nay chưa giải quyết dứt điểmTIN LIÊN QUANGiải quyết Hãng phim truyện Việt Nam thế nào khi vốn chủ sở hữu VFS chỉ còn hơn 2 tỉ?Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ Hãng phim truyện Việt NamĐạo diễn Đặng Nhật Minh đau lòng trước di sản ẩm mốc ở Hãng phim truyện Việt NamHãng phim truyện Việt Nam (VFS) thực hiện cổ phần hóa năm 2017.
Những sai phạm, hướng xử lý việc cổ phần hóa hãng phim đã được nêu rõ trong kết luận số 447 ngày 30-3-2018 và số 1412 ngày 23-8-2018 của Thanh tra Chính phủ.
"Trong suốt từ năm 2018 đến nay, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành nhiều văn bản nhằm giải quyết dứt điểm, nhưng mọi chuyện đến giờ vẫn chưa được giải quyết", đơn ghi.
Tháng 4 năm ngoái, ty le keo ca cuoc bong 88 Thanh tra Chính phủ từng công bố quyết định số 129 về việc thành lập tổ kiểm tra, ty le keo88 nhằm kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra về công tác cổ phần hóa hãng.
Ngày 3-1 năm nay, d oán x s min nam hm nay trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của bộ, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo bộ phải sớm giải quyết dứt điểm việc cổ phần hóa, nhưng đến nay vẫn chưa thấy kết luận sau kiểm tra này.
"Mang vấn đề này thắc mắc với bộ thì chúng tôi được trả lời: Khi có kết luận kiểm tra của Thanh tra Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì bộ sẽ triển khai thực hiện", tập thể cán bộ và nghệ sĩ cho biết.
Nhiều nghệ sĩ cùng kiến nghị giải quyết dứt điểm những tồn đọng ở hãng - Ảnh: NGUYỄN ANH TUẤN cung cấp
Nghệ sĩ cho họ là nạn nhân của "trên nóng dưới lạnh"
Theo các nghệ sĩ, "sự chậm trễ trong việc giải quyết vấn đề cổ phần hóa đã mang lại hệ lụy rất lớn đối với họ".
Cụ thể từ năm 2018 đến nay, các cán bộ, nghệ sĩ không có việc làm, không có lương. Những quyền lợi tối thiểu như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng không có, những người đến tuổi về hưu thì được hưởng chế độ thấp.
Bên cạnh đó những trang thiết bị cùng với cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng và hơn 300 bản phim của hãng bị hỏng do không được bảo quản đúng cách.
"Quan trọng hơn, tinh thần và niềm tin của chúng tôi bị giảm sút nghiêm trọng. Sự chậm trễ này khiến chúng tôi phải hứng chịu những hệ lụy thê thảm và là nạn nhân của việc trì trệ "trên nóng dưới lạnh"", đơn viết tiếp.
TIN LIÊN QUANNghệ sĩ Hãng Phim truyện Việt Nam chạy Grab, bán hàng online, bộ vẫn nói chờThanh tra Chính phủ kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra về Hãng phim truyện Việt NamĐơn cũng nêu rõ: "Hãng phim truyện Việt Nam cần được tồn tại xứng đáng với truyền thống của nó, phù hợp với sự phát triển của xã hội" bởi "không có sự phát triển (văn hóa nói chung và điện ảnh nói riêng) nào mà không dựa trên gốc rễ của truyền thống".
Cuối đơn, tập thể cán bộ, nghệ sĩ đề nghị Thanh tra Chính phủ sớm có kết luận sau kiểm tra việc thực hiện kết quả thanh tra công tác cổ phần hóa tại đây để có phương án giải quyết dứt điểm.
Đồng thời có giải pháp để thực hiện tái cơ cấu Hãng phim truyện Việt Nam, không để mất đi một thương hiệu điện ảnh cách mạng gắn với bề dày truyền thống được truyền lửa qua nhiều thế hệ.
Từ năm 2018 đến nay, các cán bộ, nghệ sĩ không có việc làm, không có lương - Ảnh: ANH VŨ
Hồi đầu năm, Tuổi Trẻ Online từng đặt câu hỏi: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang vướng gì khi thực hiện kết luận trên?
Đại diện Vụ Kế hoạch tài chính thuộc bộ cho hay bộ đã có năm buổi làm việc và 10 công văn đề nghị Vivaso tính toán các chi phí để thực hiện hoàn trả cổ phần cho Nhà nước đã mua tại VFS.
"Tuy nhiên, Vivaso đã không hợp tác trong việc báo cáo, đưa ra số liệu tính toán về các chi phí, không có văn bản đề xuất cụ thể số tiền cần nhận lại để thực hiện thủ tục hoàn trả", vụ thông tin.
Bộ cũng viện dẫn các khó khăn, vướng mắc về cơ sở pháp lý khi thu hồi số cổ phần đã bán cho Vivaso. Nguồn tiền để hoàn trả cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược hiện cũng gặp khó.
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ Online lúc đó, ông Nguyễn Danh Thắng - đại diện Vivaso - cho rằng: "Bộ nói Vivaso không hợp tác là không đúng".
"Việc thoái vốn phải áp dụng theo luật, quan điểm của bộ lại là thu hồi cổ phần. Không có cơ sở pháp lý cho việc này thì làm sao chúng tôi có cơ sở để tính toán chi phí hợp lý, hợp lệ", đại diện Vivaso nói.
"Bản thân Vivaso cũng muốn giải quyết dứt điểm vụ cổ phần hóa. Để lâu cũng quá mệt mỏi", ông cho hay.
Trong phần trả lời Tuổi Trẻ Online, Vụ Kế hoạch tài chính thông tin thêm theo báo cáo của người đại diện phần vốn nhà nước tại Vivaso ngày 1-6-2022, báo cáo tài chính cho thấy số lỗ lũy kế tính đến hết năm 2021 là 47 tỉ 537 triệu đồng.
Trong đó số lỗ lũy kế tính từ ngày 23-6-2017 - thời điểm Vivaso chính thức chuyển sang cổ phần - đến hết năm 2021 là 24 tỉ 060 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu còn lại 2 tỉ 462 triệu đồng.