Cá ngừ vằn đáp ứng được tiêu chí từ 50cm trở lên chiếm tỉ lệ rất ít trong các chuyến đánh bắt của ngư dân hiện nay - Ảnh: MINH CHIẾN
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa đến Tết Ất Tỵ 2025 nhưng theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, ngày 31-12 tại cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), nhiều tàu cá khai thác cá ngừ vằn vẫn nằm bờ chưa biết ngày vươn khơi.
Nằm bờ chờ giá cá ngừ lênHơn 20 năm đi biển, ông Nguyễn Đại Dương, thuyền trưởng tàu cá đang neo đậu tại cảng cá Hòn Rớ, cho hay nếu như trước đây chủ vựa mua cá ngừ vằn là 30.000 đồng/kg thì hiện chỉ mua với giá 17.000 - 19.000 đồng/kg.
Quy định khai thác cá ngừ vằn: Chưa phù hợp, LOVEJILI 55 nhưng bao giờ sửa?Theo ông Dương, JILIVIP với giá mua hiện tại, SG777 Com Login registration nếu không lỗ tiền dầu thì cũng lỗ tiền công, Nice88 nên ông quyết định cho tàu nằm bờ.
"Ở vùng biển nước ta,Online slot machine JILI Official cá ngừ vằn có kích thước khá nhỏ, tôi đã đầu tư lại lưới mới để đánh bắt mà sản lượng cá lại quá ít. Có lần cá bắt về cảng không đúng size không được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc nên không ai mua" - ông Dương than.
Ông Lê Hữu Hòa, chủ một tàu cá tại cảng Hòn Rớ, cho rằng cá nhân ông đồng ý với việc tuân thủ quy định đánh bắt cá ngừ vằn phải trên nửa mét để chung tay gỡ thẻ vàng IUU, tuy nhiên phải căn cứ vào thực tế để điều chỉnh phù hợp.
"Điều quan trọng bây giờ là không có nhiều cá ngừ đạt chuẩn như quy định để khai thác, bây giờ kéo mẻ lưới lên, cá không đủ chiều dài 50cm chúng tôi lại đổ xuống biển, cả chuyến biển vừa rồi lỗ tiền dầu lẫn tiền công nên Tết này tôi quyết định không ra khơi" - ông Hòa nói.
"Chuyến biển kéo dài hơn một tháng, nếu gặp may có thể bắt được 20 - 30 tấn, nhưng cá đạt chuẩn để bán chỉ 2 - 3 tạ. Với giá cá ngừ vằn 17.000 - 19.000 đồng/kg như hiện nay thì chắc tôi phải mượn tiền để sống chứ đừng nói có tiền sắm sửa đón Tết" - ông Huỳnh Văn Tiến (thuyền trưởng tàu cá Khánh Hòa) thở dài.
Nghị định 37 không quyết định tất cảTrao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Vũ Đình Đáp - chủ tịch Hiệp hội cá ngừ Việt Nam - cho rằng giá cá ngừ giảm mạnh là do áp dụng nghị định số 37, quy định kích cỡ cá ngừ vằn cho phép khai thác là 50cm và trọng lượng cá từ 5kg/con trở lên.
Ông Đáp cho biết sản lượng khai thác của ngư dân chủ yếu là các loại cá ngừ dưới 2kg/con và kích thước từ 30cm trở lại, trong khi đó sản lượng cá có thể đáp ứng kích thước tối thiểu như nghị định 37 chỉ chiếm khoảng 10% dẫn đến việc cá đánh bắt về không đạt chuẩn nên doanh nghiệp không thu mua.
"Nếu doanh nghiệp chế biến xuất khẩu mua cá ngừ nhỏ hơn so với kích cỡ quy định là 50cm thì các cảng cá không cấp giấy xác nhận nguyên liệu. Do đó các doanh nghiệp buộc phải dừng thu mua cá, dẫn đến nhu cầu giảm mà nguồn cung vẫn giữ nguyên hoặc tăng lên thì việc cá bị dồn lại nhiều, giá giảm là không tránh khỏi” - ông Đáp nói.
Tương tự, ông Lê Tấn Bản - chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa - cho biết sau khi nghị định 37 có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp thông báo cho các chủ nậu không thu mua cá ngừ vằn có kích thước dưới 50cm nên ngư dân không thể cân đối giữa chi phí đánh bắt và tiền lãi bán cá.
Trong khi đó ông Đào Quang Minh - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phú Yên - cho rằng yếu tố dẫn đến giá cá ngừ giảm mạnh như hiện nay không chỉ đến từ việc áp dụng nghị định 37.
Theo ông Minh, hiện tình hình kinh tế thế giới đang khó khăn, xung đột leo thang giữa một số nước vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu chi tiêu chung của người dân trên thế giới nên việc xuất khẩu cá ngừ bị giảm, dẫn đến giá cá giảm theo là điều không tránh khỏi.