Xuất khẩu kỷ lục vượt 400 tỉ USD, nhiều ngành chủ lực tăng trưởng hai con số
Cập Nhật:2024-12-25 16:50 Lượt Xem:171
Thứ trưởng Phan Thị Thắng thông tin về tình hình hoạt động ngành công thương - Ảnh: C.DŨNG
Thông tin về tình hình hoạt động ngành công thương, bà Phan Thị Thắng, thứ trưởng Bộ Công Thương, nói quy mô sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, trên diện rộng và liên tục được mở rộng trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, giữ vai trò động lực, dẫn dắt tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao nhất kể từ năm 2020Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp 11 tháng của năm 2024 tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,9%), là mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay. Dự kiến cả năm 2024 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trên 8%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 7-8%).
Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực tăng trưởng của toàn ngành và toàn nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao.
Đáng chú ý mặt hàng công nghiệp như da giày, Bongvip dệt may, d oán xs thn tài min trung điện tử có vị trí xếp hạng xuất khẩu cao so với khu vực và thế giới. Một số ngành công nghiệp nền tảng (thép, á gà thomo ngày 31 tháng 7 hóa chất, cơ khí chế tạo) đã từng bước đáp ứng nhu cầu về tư liệu và năng lực sản xuất của nền kinh tế; công nghiệp quốc phòng đã từng bước tham gia thúc đẩy phát triển nền công nghiệp quốc gia...
Nhiều 'ông lớn' Việt Nam mở rộng chuỗi sản xuất công nghiệpĐỌC NGAYVề hoạt động xuất nhập khẩu, bà Thắng cho hay việc tích cực tranh thủ cơ hội từ sự phục hồi của các thị trường lớn, truyền thống để đẩy mạnh xuất khẩu, đã giúp tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2024 lập kỷ lục mới, dự kiến vượt ngưỡng 700 tỉ USD, vượt hơn 100 tỉ so với năm 2023.
Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao ở mức hai con số với sự phục hồi tích cực của các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 403 tỉ USD, vượt xa mức 354,7 tỉ USD của cả năm 2023), tăng 13,6% so với năm 2023 (năm 2023 giảm 4,6%), đây là mức tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN và châu Á.
Trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở nhóm hàng nông lâm thủy sản (11 tháng tăng 20,6%), với giá bán nông sản thuận lợi đã hỗ trợ tiêu thụ tốt đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, người dân và nhóm hàng công nghiệp chế biến (11 tháng tăng 14,3%).
Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa cải thiện theo hướng tích cựcTheo bà Thắng, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực. Trong đó, nhóm công nghiệp chế biến phục hồi mạnh, là động lực đóng góp chính vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước (chiếm gần 85%). Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vốn gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 đã có sự phục hồi nhanh, lấy lại đà tăng trưởng cao ở mức hai con số.
Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Khai mở thị trường tiềm năng tại Trung Đông - châu Phi bằng việc ký kết Hiệp định FTA với UAE. Tận dụng hiệu quả xuất khẩu khi ghi nhận tăng trưởng với hầu hết các thị trường đã ký FTA.
Đối với thị trường trong nước, bà Thắng cho biết tiếp tục tăng trưởng cao, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu được bảo đảm, hàng hóa dồi dào, thị trường ổn định, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6,4 triệu tỉ đồng, tăng 9%.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng kinh tế Việt Nam phục hồi rõ nét trong năm 2024 sẽ là tiền đề thuận lợi cho năm 2025, khi nhiều tổ chức nhận định kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng. Vì vậy để thực hiện mục tiêu, bộ tập trung công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thể chế chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thực hiện chính sách thu hút đầu tư FDI, khai thác hiệu quả các FDI và thúc đẩy thương mại nội địa...